Hoàn cảnh Lời_kêu_gọi_toàn_quốc_kháng_chiến

Trước khi Chiến tranh Đông Dương nổ ra, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được cho là đã tìm mọi cách "cứu vãn hòa bình", chí ít cũng làm chậm lại chiến tranh để chuẩn bị đối phó, đồng thời khéo léo tìm được thế bắt đầu chiến tranh tốt nhất có thể (hay là ít xấu nhất). Hiệp định sơ bộ Việt–Pháp 6/3/1946 và Tạm ước Việt–Pháp 14/9/1946 lần lượt được ký kết, Hồ Chí Minh sang Pháp đàm phán. Quân của Tưởng Giới Thạch phải theo các điều ước rút về nước.

Pháp được cho là "quyết gây chiến tranh", liên tiếp gây ra các cuộc thảm sátHải PhòngHà Nội. Sau đó Pháp đòi tước vũ khí của Việt Minh. Chiến tranh xảy ra vào đêm 19/12/1946 bởi trận đánh Hà Nội 1946. Ngày này được gọi là Toàn quốc kháng chiến.

Ngày 3 tháng 12 năm 1946, Hồ Chí Minh đã về làng Vạn Phúc, Hà Đông, sống trong nhà ông Nguyễn Văn Dương. Tại đây, vào ngày 19 tháng 12, trên căn gác xép nhỏ, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, dùng để phát động cuộc kháng chiến chống Pháp vào cuối năm, sau khi những nỗ lực đàm phán hòa bình giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với Pháp, vào giữa năm 1946, để công nhận một nước Việt Nam độc lập, không thành công. Văn bản này đã được Trường Chinh chỉnh sửa một số chi tiết trước khi được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc.

Ngày 20 tháng 12 tại Hang Trầm (huyện Chương Mỹ, Hà Tây), Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) đã phát đi "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến".